Thiết bị di động có thể truyền video 4K sang TV | | Huy Hoàng | |
Smartphone và máy tính bảng trang bị chip Snapdragon trong năm tới sẽ có thể truyền video 4K sang các màn hình lớn nhờ công nghệ của Wilocity mà Qualcomm vừa sở hữu. Việc Qualcomm vừa mua lại công ty Wilocity để phục vụ cho việc phát triển chuẩn Wi-Fi 802.11ad (WiGig) hứa hẹn chip 64-bit Snapdragon 810 sẽ tích hợp công nghệ này. Theo Qualcomm, smartphone và máy tính bảng tích hợp WiGig sẽ được bán ra vào nửa cuối năm sau. Các nhà sản xuất thiết bị sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định sớm nhất có thể nếu họ muốn các thiết bị thế hệ mới của mình sử dụng chip WiGig. | Các thiết bị di động thế hệ mới dùng chip Qualcomm sẽ truyền video 4K sang màn hình lớn không cần dây. |
Công nghệ WiGig có thể đặt dấu chấm hết cho cổng kết nối HDMI trong các thiết bị di động. Công nghệ này cũng sẽ giúp truyền tải dữ liệu và video 4K với tốc độ nhanh nhất mà không cần những kết nối phức tạp và lộn xộn. Kết nối WiGig nhanh hơn so với chuẩn Wi-Fi 802.11ac và mạng băng thông rộng LTE hiện đang được tích hợp trên các chip Snapdragon. Dịch vụ video trực tuyến Netflix đã bắt đầu hỗ trợ chuẩn video 4K. Do đó, WiGig sẽ giúp các thiết bị di động và các hệ thống giải trí thế hệ mới sẽ có thể truyền hình ảnh lên TV hoặc màn hình 4K với chất lượng tốt nhất. Video 4K có độ phân giải lên đến 3840 x 2160 pixel, cao gấp bốn lần so với chuẩn video độ nét cao Full HD (1920 x 1080 pixel). Intel muốn các thế hệ PC tiếp theo sẽ được sử dụng công nghệ WiGig để kết nối với màn hình ngoài, bàn phím hoặc chuột vào năm 2016. Hãng sản xuất chip này cũng xem WiGig là một công nghệ truyền tải dữ liệu tốc độ cao dành cho thiết bị di động qua cổng giao tiếp tiêu thụ điện năng thấp Thunderbolt. Hãng sản xuất Dell cũng đang sử dụng công nghệ WiGig trên các đế laptop không dây. WiGig đã được nhắc đến trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chuẩn này chưa thực sự phổ biến trên các thiết bị, nhất là trên thiết bị di động. Việc Qualcomm sở hữu những công nghệ này sẽ giúp phổ biến hơn các thiết bị di động thế hệ mới được tích hợp công nghệ truyền phát dữ liệu, nội dung chất lượng cao như video 4K. Intel trình diễn công nghệ không dây WiGig nhanh hơn 10 lần 802.11n | | Tuấn Trần | |
WiGig có khả năng cung cấp mạng không dây đạt tốc độ đến 7Gbps, trong khi chuẩn 802.11n nhanh nhất hiện nay có tốc độ lý thuyết cao nhất đến 600Mbps. Ngày 13/9/2012, tại diễn đàn các nhà phát triển Intel hàng năm, Intel trình diễn công nghệ không dây Wireless Gigabit (WiGig). Intel cho rằng WiGig sẽ sớm trở thành công nghệ không dây gigabit thế hệ tiếp theo, phổ biến nhất. Justin Rattner, Giám đốc công nghệ của Intel, cho biết một ngày nào đó ultrabook hay máy tính bảng có thể tự động kết nối với màn hình và thiết bị ngoại vi, qua giao tiếp không dây. Tất cả thiết bị có thể giao tiếp không dây với nhau mà vẫn đảm bảo tốc độ truyền tải. Intel trình diễn công nghệ WiGig kết hợp giao thức lớp (protocol adaption layers - PAL) tiên tiến, được thiết kế cho các ứng dụng di động, máy tính. Medium access control (MAC) và physical (PHY) của WiGig hoạt động ở băng tần 60GHz, không phải đăng ký. Băng tần này cung cấp nhiều kênh hơn so với các băng tần 2,4GHz, 5GHz và hỗ trợ tốc độ truyền tải nhanh hơn. Công nghệ WiGi vẫn dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11, nhằm hỗ trợ các thiết bị hoạt động ở 3 băng tần 60Hz, 2,4GHz, 5GHz. Dự kiến, một số thành viên của Liên minh Wireless Gigabit (WiGig Alliance) sẽ trình diễn công nghệ WiGig tại CES 2013, tổ chức vào tháng 1/2013 tại Las Vegas Mỹ. Theo Ali Sadri, Chủ tịch WiGig Alliance, công nghệ WiGi cũng hỗ trợ kết nối không dây qua giao tiếp HDMI, DisplayPort và các bộ mã hóa bảo vệ nội dung truyền tải (High-Bandwidth Digital Content Protection - HDCP), giúp việc kết nối không dây giữa các thiết bị thuận tiện và dễ dàng hơn. Ali Sadri cho biết công nghệ WiGi đã sẵn sàng, các chip WiGi sẽ nhận chứng nhận vào giữa năm 2013 và sẽ sớm được sản xuất đại trà. Máy bay siêu thanh trông như phi tiêu hình sao | | NND | |
NASA đang nghiên cứu chế tạo loại máy bay siêu thanh đặc biệt về khí động học, có thể đạt tốc độ 2.400 km/h. Kết cấu 4 cánh của nó giúp tránh được hiệu ứng 'tiếng nổ siêu thanh'. Tạm thời, chiếc máy bay siêu thanh này mới chỉ tồn tại dưới dạng ý tưởng. Bề ngoài, nó trông như một ngôi sao 4 cánh. Dọc theo 2 sườn thân máy bay có 2 sải cánh dài. Cặp cánh thứ hai ngắn hơn bố trí vuông góc với cặp cánh thứ nhất. Khi bay, máy bay siêu thanh này sẽ sử dụng cặp cánh dài. Tuy nhiên, nó có thể 'xoay' 90 độ và bay bằng cặp cánh ngắn. Nhờ thế, chiếc máy bay có được những đặc tính khí động học tốt nhất và dễ dàng chuyển sang chế độ siêu thanh. | Ảnh: Livescience |
Kết cấu 4 cánh cho phép máy bay tránh được hiệu ứng âm thanh khó chịu gọi là 'tiếng nổ siêu thanh' sẽ xảy ra vào thời điểm đạt và vượt tốc độ âm thanh. Do có thể cảm nhận hiệu ứng này từ nhiều km chung quanh, nên hiện tại người ta vẫn phải cấm máy bay siêu thanh hoạt động trên các khu vực có mật độ dân cư đông. Ngoài ra, chiếc máy bay mới có thể đạt tới tốc độ gấp 2 lần tốc độ âm thanh, nghĩa là gần 2.400 km/h. "Hãy hình dung chuyến bay từ Tokyo (Nhật) đến New York (Mỹ) chỉ còn mất 5 giờ thay vì 15 giờ như hiện tại" - Giáo sư Ji Cheng ở Đại học Miami (Mỹ), tác giả chính của ý tưởng máy bay siêu thanh 4 cánh, nói. Nhà khoa học Mỹ thừa nhận để phát triển được chiếc máy bay như vậy một cách hoàn chỉnh, còn phải khắc phục hàng loạt khó khăn về kỹ thuật. Tuy nhiên, ý tưởng về chiếc máy bay siêu thanh 4 cánh đã được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA quan tâm, theo The Daily Mail. NASA đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn phát triển đầu tiên của dự án này. | Nguồn: Dni.ru, ngày 3/9/2012 Máy bay robot lượn vèo vèo trong nhà đầy cột | | Bạch Đình Vinh | |
Chiếc máy bay robot mới ra đời của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) có thể chao liệng, luồn lách trong nhà nhiều chướng ngại vật mà không không va đụng và không cần thiết lập trước lộ trình bay. Chiếc máy bay robot này không đòi hỏi phải thiết lập trước hoặc định vị GPS. Nó có thời gian bay dài hơn đáng kể so với những chiếc trực thăng tự hành, mặc dù nó cũng có một vài vấn đề riêng.
| Ảnh: SlashGear |
Không giống như trực thăng - có thể bay lượn, xoay tại chỗ, dễ dàng di chuyển theo 3 chiều và đi ngang, máy bay phải liên tục di chuyển, làm giảm tính linh hoạt khi cần chuyển hướng. Giải pháp của MIT là chiếc máy bay được thiết kế với đôi cánh ngắn hơn, dày hơn, có khả năng bay lượn với tốc độ tương đối thấp mà không bị chao đảo, được trang bị trí tuệ nhân tạo cùng với thiết bị camera thông minh. Bên trong, cùng với các camera đóng vai trò đôi mắt như trong video dưới đây, máy bay còn có máy đo khoảng cách laser, nhiều gia tốc kế và con quay hồi chuyển để theo dõi vị trí của máy bay trong phòng, tốc độ bay và nhiều thứ khác. MIT cho biết, chiếc máy bay sử dụng 2 thuật toán - 1 nhanh và không chuẩn lắm, 1 chậm và chính xác - để lọc ra hầu hết các dữ liệu liên quan và sau đó xử lý. Chiếc máy bay phải được nạp sẵn bản đồ kỹ thuật số độ phân giải cao của khu vực chứ không có khả năng xây dựng các bản đồ của riêng mình như những chiếc trực thăng. Đó là 1 trong những điểm cần hoàn thiện tiếp trong chương trình của nhóm nghiên cứu MIT, ngoài việc ‘tăng lực’ cho các thuật toán và xây dựng thông tin trực quan hơn cho những cảm biến khác. Wi-Fi giúp nhìn xuyên tường | | NND | |
Mẫu thiết bị nhìn xuyên tường của các nhà khoa học Anh đã xác định thành công các đối tượng chuyển động bên kia một bức tường gạch. Nhưng thiết bị này chỉ làm việc khi ở gần điểm truy cập Wi-Fi. Các tác giả của sáng chế khác thường này là Karl Woodbridge và Kevin Cetto từ Đại học London. Ý tưởng của họ là sử dụng hiệu ứng Doppler đối với các điểm phát Internet không dây. Kết quả là, công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng chuyển động đằng sau vật cản không nhìn qua được. Theo Engadget, các sóng radio khi vấp phải các vật thể di chuyển thì sẽ thay đổi tần số (hiệu ứng Dopper). Vì hiệu ứng này hoàn toàn phổ biến với sóng Wi-Fi, hai nhà khoa học Anh chỉ còn việc thu thập sơ đồ nguyên lý vận hành của thiết bị dò tương ứng. | Mô phỏng một vụ giải cứu con tin bằng cách dùng hệ thống nhìn xuyên tường "Wi-Spy". Ảnh: Gabatek |
Kết quả là họ có một thiết bị dò kích thước to bằng chiếc cặp ngoại giao thông thường. Trong đó có 2 anten và thiết bị xử lý tín hiệu. Mặc dù rất đơn giản nhưng thiết bị dễ dàng bắt sóng chuyển động của một người cách 30 cm bên kia tường gạch. Hơn nữa, trên màn hình của thiết bị còn phản chiếu vị trí hiện thời của đối tượng bị theo dõi cũng như hướng di chuyển và tốc độ của đối tượng. Đặc biệt lý thú là thiết bị dò không phát ra bất kỳ sóng gì nên không thể phát hiện sự có mặt của nó. Các nhà sáng chế hy vọng thiết bị của họ sẽ phù hợp với các lực lượng quân đội hay cảnh sát thực hiện chiến dịch chống khủng bố. Những thiết bị có tính năng như vậy trước đây cũng đã được các nhà khoa học Mỹ sáng chế. Hồi đầu năm ngoái, công ty TiaLinx giới thiệu robot tình báo có khả năng phát hiện người bên kia tường bê tông cốt thép dựa vào hơi thở hay các chỉ dấu sinh học khác của người ấy. Khi đó, thiết bị đã được Lầu Năm góc và một số cơ quan đặc nhiệm Mỹ quan tâm. | Nguồn: Dni.ru ngày 8/8/2012 Thiết lập mạng Wi-Fi gia đình | | Quốc Dũng | |
Bộ định tuyến, điểm truy cập không dây không những giúp mở rộng mạng có dây hiện hữu mà còn giúp tăng cường khả năng kiểm soát, quản lý truy cập Internet hiệu quả hơn. Hiện nay, với sự “bùng nổ” của các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng…, nhu cầu kết nối Internet qua mạng Wi-Fi “tại gia” ngày càng tăng cao. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách thức thiết lập mạng Wi-Fi “tại gia”. Kết nối Internet ADSL hiện khá phổ biến, vì vậy bài viết sẽ đề cập chủ yếu đến các thiết bị kết nối Internet qua ADSL, với các kết nối Internet khác (qua cáp truyền hình, cáp quang,…), cách thức cấu hình cũng tương tự. Chọn thiết bị Wi-FiTrên thị trường hiện có ba dòng sản phẩm phổ biến cho phép người dùng mở rộng mạng có dây hiện hữu: Wireless ADSL Router, Wireless Router, Access Point. Wireless ADSL Router là bộ định tuyến không dây cho phép bạn gắn trực tiếp đường dây Internet (thường là đường dây điện thoại, đầu RJ11) của nhà cung cấp dịch vụ với thiết bị. Wireless Router là bộ định tuyến không dây đòi hỏi người dùng phải có modem kết nối Internet. Bạn gắn đường dây Internet vào thiết bị modem, sau đó gắn dây mạng (đầu RJ45) kết nối giữa thiết bị modem và Wireless Router. Access Point là điểm truy cập không dây, hoạt động tương tự các bộ chuyển mạch mạng (switch). Bạn có thể gắn Access Point vào bất kỳ nút mạng (đầu mạng) nào. Mặc dù, cả Wireless ADSL Router, Wireless Router và Access Point đều hỗ trợ mạng Wi-Fi, nhưng tùy theo cấu hình phần cứng, các thiết bị này sẽ có khả năng cung cấp Wi-Fi ở các mức khác nhau, chẳng hạn hỗ trợ Wi-Fi 1 tần số hoặc 2 tần số (2,4GHz, 5GHz), tích hợp 2 hay 4 anten để tăng độ phủ sóng, trang bị các công nghệ để cải thiện tín hiệu… Vì vậy tùy theo hạ tầng mạng, nhu cầu sử dụng và không gian lắp đặt mà bạn chọn thiết bị mạng không dây cho phù hợp. Thiết lập kết nối Internet Wireless ADSL Router Cài đặt tự động Bạn gắn đường dây Internet (thường là đường dây điện thoại, đầu RJ11) của nhà cung cấp dịch vụ vào cổng có ký hiệu DSL hay ADSL trên Wireless ADSL Router. Thông thường, Wireless ADSL Router cung cấp sẵn 4 cổng mạng Ethernet (đầu RJ45) cho phép bạn kết nối với máy tính để bàn, máy in mạng… Sau đó bạn gắn dây nguồn để cấp điện cho thiết bị.
Tiếp theo, bạn bật nguồn cho Wireless ADSL Router và kiểm tra các đèn tín hiệu, chẳng hạn đèn nguồn (POWER), đèn báo gửi/nhận dữ liệu (DSL)… nếu các đèn đều sáng thì tiến hành bước tiếp theo. Nếu đèn báo gửi/nhận dữ liệu (DSL) chưa sáng hay nhấp nháy quá lâu, bạn cần kiểm tra lại dây kết nối với thiết bị hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Thông thường, đường truyền Internet tốt thì khoảng 10 giây bạn sẽ thấy đèn DSL sáng (không nhấp nháy). Với tiện ích cài đặt tự động, thường có tên “Setup Wizard”, bạn chỉ cần nhấn Next và làm theo các hướng dẫn, chẳng hạn nhập tên tài khoản (User Name), mật khẩu (Password),… do ISP cung cấp. Cài đặt thủ công Bạn xem tài liệu hướng dẫn đi kèm thiết bị để biết địa chỉ IP và tài khoản đăng nhập mặc định vào thiết bị. Thông thường địa chỉ IP mặc định là 192.168.1.1, User name: admin, Password: admin. Tiếp theo bạn gắn dây mạng kết nối với Wireless ADSL Router, mở trình duyệt web (IE, Firefox, Chrome,…) và nhập địa chỉ IP, tài khoản đăng nhập mặc định vào thanh địa chỉ trình duyệt web. Sau khi đăng nhập thành công vào Wireless ADSL Router, bạn vào mục Setup hay Internet Connection (tùy theo thiết bị của mỗi hãng) và thiết lập các thông số của nhà cung cấp dịch vụ Internet: Encapsulation (thường là PPPoE), VPI/VCI (VNPT và Viettel là 8/35, FPT là 0/33,...), User name, Password truy cập Internet (không phải User name, Password đăng nhập vào thiết bị Wireless ADSL Router) .
Wireless Router Kết nối ADSL modem với Wireless RouterTrước tiên, bạn hãy kiểm tra thiết bị kết nối Internet hiện có tại gia đình là ADSL modem hay ADSL modem/router. Nếu gia đình bạn chỉ sử dụng 1 máy tính kết nối Internet, thì có thể bạn đang dùng ADSL modem. Để thiết lập kết nối Internet cho Wireless Router, bạn nối dây mạng từ cổng LAN trên ADSL modem với cổng Internet trên Wireless Router (chú ý ADSL modem phải có cổng giao tiếp mạng Ethernet – cổng RJ45). Bước tiếp theo bạn đăng nhập vào thiết bị Wireless Router, chọn mục Setup.Basic setup, chọn mục Internet Connection Type là PPPoE, nhập username và password (đây là tài khoản truy cập Internet mà nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp cho bạn), tiếp theo chọn Enable trong mục DHCP Server Setting và nhấn Save Settings để lưu toàn bộ thiết lập. Kết nối ADSL modem/router với Wireless RouterNếu gia đình bạn có từ 2 máy tính kết nối Internet thì bạn đang dùng ADSL modem/router. Để thiết lập kết nối giữa ADSL modem/router với thiết bị Wireless Router, trên ADSL modem/router bạn có 2 sự lựa chọn: giữ nguyên cấu hình modem/router ADSL hiện tại, thường là chế độ định tuyến (Router mode) hay chuyển ADSL modem/router sang chế độ cầu nối (Bridge mode). |
Chế độ Bridge mode cho kết nối Internet ổn định và bạn dễ dàng kiểm soát lỗi “rớt mạng Internet” hơn so với chế độ Router mode. Tuy nhiên việc thiết lập đòi hỏi bạn một chút khéo léo trong thao tác cấu hình thiết bị và một ít kiến thức về tin học. Nếu bạn chọn chế độ Router mode (giữ nguyên thiết lập trên ADSL modem/router), thì việc thiết lập kết nối giữa 2 thiết bị khá dễ dàng, chỉ với vài thao tác đơn giản.
Nếu bạn chọn Bridge mode, trên ADSL modem/router, vào mục cấu hình kết nối Internet, chọn chế độ là Bridge, tiếp theo bạn xóa 2 ô username và password, nhưng vẫn giữ nguyên các thông số VPI, VCI, sau đó nhấn Disable mục DHCP Server để tắt chế độ cấp phát IP động, vì việc cấp phát IP này sẽ do Wireless Router đảm trách. Nhấn Save để lưu các thiết lập (tùy loại ADSL modem/router sẽ có các cách cấu hình khác nhau).
Sau khi thiết lập xong Bridge mode trên ADSL modem/router, bạn hãy nối dây mạng từ cổng LAN trên ADSL modem/router với cổng Internet trên Wireless Router, và thực hiện các bước như phần kết nối ADSL modem với Wireless Router: đăng nhập vào thiết bị Wireless Router, chọn mục Setup.Basic setup, chọn mục Internet Connection Type là PPPoE, nhập username và password (đây là tài khoản truy cập Internet mà nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp cho bạn), tiếp theo chọn Enable trong mục DHCP Server Setting và nhấn Save Settings để lưu toàn bộ thiết lập. |
Nếu chọn chế độ Router mode, bạn sẽ không cần thiết lập gì trên ADSL modem/router. Thay vào đó bạn chỉ cần nối dây mạng từ cổng LAN trên ADSL modem/router với cổng Internet trên thiết bị Wireless Router.
Tiếp theo, đăng nhập vào giao diện cấu hình thiết bị Wireless Router, chọn mục Setup.Basic setup, mục Internet Connection Type chọn Automatic Configuration – DHCP, mục DHCP Server Setting chọn Enable. Sau đó nhấn Save Settings để lưu các thiết lập. Chú ý: lúc này, bạn đã có thể truy cập Internet qua mạng Wi-Fi cấu hình mặc định trên Wireless Router, tuy nhiên mạng Wi-Fi này chưa được mã hóa.
Với Access Point, bạn không cần thực hiện bước thiết lập kết nối Internet này. Cấu hình mạng Wi-Fi Cả Wireless Router, ADSL Wireless Router, Access Point (từ đây sẽ gọi chung là thiết bị Wi-Fi) đều có cách thức cấu hình mạng Wi-Fi tương tự nhau. Cấu hình tự động Hầu hết các thiết bị Wi-Fi hiện nay đều hỗ trợ tính năng Wi-Fi Protected Setup, giúp người dùng thiết lập nhanh mạng Wi-Fi và hỗ trợ các thiết bị kết nối nhanh vào mạng Wi-Fi. Tuy nhiên, chức năng này chỉ có tác dụng khi các thiết bị truy cập mạng không dây như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng,... cũng hỗ trợ chức năng Wi-Fi Protected Setup. Để kích hoạt tính năng Wi-Fi Protected Setup, bạn cần đăng nhập vào thiết bị Wi-Fi, sau đó vào mục Wireless.Basic Wireless Settings, chọn Wi-Fi Protected Setup. Tùy theo thiết bị truy cập Wi-Fi (máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng,...) mà sẽ yêu cầu bạn nhập số PIN, hay nhấn nút Wi-Fi Protected Setup để thiết bị truy cập mạng không dây và thiết bị Wi-Fi “gặp nhau”. |
Cấu hình thủ công
Bạn vào mục Wireless, Basic Wireless Settings, chọn Manual. Nếu thiết bị Wi-Fi của bạn hỗ trợ hai băng tần 2,4GHz và 5GHz đồng thời, bạn có thể thiết lập cả 2 băng tần. Mạng Wi-Fi dùng tần số 5GHz ít bị nhiễu bởi các thiết bị như lò vi ba, điện thoại bàn không dây, cũng như các mạng Wi-Fi lân cận dùng tần số 2,4GHz; thích hợp cho cho nhu cầu giải trí xem phim, nghe nhạc. |
Nếu thiết bị Wi-Fi chỉ hỗ trợ hai băng tần 2,4GHz, 5GHz không đồng thời, bạn thiết lập mạng Wi-Fi băng tần 2,4GHz hay 5GHz tùy theo nhu cầu. Các thiết bị truy cập mạng Wi-Fi (máy tính bảng, điện thoại thông minh,…) hỗ trợ chuẩn 802.11a/n mới có thể truy cập mạng Wi-Fi tần số 5GHz.
Cách thiết lập mạng Wi-Fi 5GHz và 2,4GHz tương tự nhau, bạn chọn Network Mode là Mixed, hỗ trợ các thiết bị truy cập mạng Wi-Fi chuẩn 802.11b/g/n, hay Wireless-N Only, chỉ cho các thiết bị truy cập mạng Wi-Fi chuẩn 802.11n. Đặt tên mạng SSID, chọn độ rộng kênh (Channel Width), nhấn chọn Disable để ẩn tên mạng SSID.
Thiết lập bảo mật mạng Wi-Fi
Thay đổi mật khẩu đăng nhập thiết bị Wi-Fi Trước tiên, bạn cần thay đổi mật khẩu đăng nhập mặc định (password: admin) vào thiết bị Wi-Fi. Bạn vào mục Administration.Management, nhấn chọn ô Modem Router User Name để đổi tên đăng nhập, chọn ô Modem Router Password để đổi mật khẩu đăng nhập và nhập lại mật khẩu đăng nhập lần nữa vào ô Re-Enter to Confirm, sau đó nhấn Save Settings để lưu các thiết lập (tùy loại thiết bị Wi-Fi sẽ có các cách thiết lập khác nhau).
Ẩn tên mạng SSID
|
Bạn truy cập thiết bị Wi-Fi bằng mật khẩu đăng nhập mới. Tiếp theo và cũng không kém phần quan trọng, bạn cần ẩn và thay đổi tên mạng Wi-Fi mặc định (SSID). Thiết bị Wi-Fi thường phát quảng bá SSID và bất kỳ ai cũng có thể dò ra được, vì vậy việc ẩn và thay đổi SSID là bước tiếp theo trong bảo mật mạng Wi-Fi. Để thực hiện, bạn vào mục Wireless.Basic Wireless Settings, thay đổi tên SSID trong phần Network Name, sau đó chọn Disable trong mục SSID Broadcast. Lúc này, để các máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng,... truy cập mạng Wi-Fi, bạn cần nhập SSID trên mỗi máy. Mã hóa mạng Wi-FiBước tiếp theo, bạn cần thiết lập mã hóa bảo vệ dữ liệu truyền dẫn qua mạng Wi-Fi. Hiện mã hóa mạng không dây WPA2 bảo mật hơn WPA,WEP; WPA2 dùng khóa mã hóa động (thay đổi theo thời gian định trước – mặc định là 3600 giây), trong khi WEP là tiêu chuẩn mã hóa cũ. Trên thiết bị Wi-Fi, bạn vào mục Wireless.Wireless Security, chọn Security Mode là WPA2-Personal (dùng cho người dùng cá nhân, gia đình. Với doanh nghiệp có máy chủ xác thực Radius thì bạn nên chọn WPA2-Enterprise), tiếp theo bạn chọn mã hóa AES, và đặt khóa mã hóa từ 8-63 ký tự phức tạp. Nhấn Save Settings để lưu các thiết lập. Để truy cập mạng Wi-Fi, ngoài tên mạng SSID, các thiết bị kết nối còn phải nhập khóa mã hóa này. |
Lọc truy cập theo địa chỉ MAC
Nếu cần mức bảo mật cao hơn, bạn có thể thiết lập thêm chức năng lập lọc truy cập mạng Wi-Fi theo địa chỉ MAC (Media Access Control). Địa chỉ MAC là dãy số và ký tự duy nhất trên mỗi thiết bị mạng, do đó việc lọc địa chỉ MAC sẽ giúp bạn xác định cụ thể máy tính nào được phép/không được phép truy cập mạng Wi-Fi. Để thiết lập, vào mục Wireless.Wireless MAC Filter, chọn Enable, chọn Permit. Nếu các máy tính đã truy cập vào mạng Wi-Fi, bạn có thể nhấn ngay nút Wireless Client List để ghi nhận các địa chỉ MAC, còn không thì bạn nhập thủ công từng địa chỉ MAC các máy tính mà bạn cho phép truy cập. Sau đó nhấn Save Settings để lưu các thiết lập. Một số lưu ý bảo mật mạng Wi-Fi - Thay đổi tài khoản (username, password ) mặc định truy cập thiết bị Wi-Fi.
- Đặt mật khẩu phức tạp, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt và nên dài tối thiểu 8 ký tự.
- Thiết lập mã hóa mạng không dây WPA2 (AES).
- Ẩn tên mạng SSID.
- Sử dụng bộ lọc truy cập mạng Wi-Fi theo địa chỉ MAC.
- Thiết lập thời gian tự động thay đổi khóa mã hóa thành 1800 giây (30 phút).
- Bật chức năng tường lửa trên thiết bị Wi-Fi. |
5 công cụ giúp xóa vĩnh viễn dữ liệu | | Tuấn Trần | |
Các công cụ miễn phí Disk Wipe, DBAN, Secure Erase, Parted Magic, Eraser giúp bạn dễ dàng xóa vĩnh viễn dữ liệu trước khi vứt bỏ hay tặng bạn bè, người thân các ổ USB Flash, ổ đĩa cứng (HDD) hay ổ thể rắn (SSD) cũ. Ngoài việc sao chép dữ liệu từ ổ cứng cũ sang ổ cứng mới, bạn nên xóa vĩnh viễn dữ liệu trên ổ cứng cũ để đảm bảo các dữ liệu của bạn không “rơi vào tay” người khác. Xóa dữ liệu không đơn giản chỉ là chọn dữ liệu và nhấn phím Delete. Thay vào đó, bạn cần dùng đến biện pháp “bạo lực” hay các phần mềm, công cụ chuyên dụng giúp xóa hoàn toàn dữ liệu, không thể khôi phục.
Nếu bạn vứt bỏ ổ cứng cũ, cách đơn giản và an toàn nhất là dùng búa đập nát ổ cứng. Nếu bạn dự định tặng lại ổ cứng cho bạn bè người thân, bạn có thể dùng phần mềm mã hóa toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng hay dùng công cụ chuyên dụng xóa dữ liệu. Quá trình mã hóa dữ liệu mất nhiều thời gian hơn so với việc dùng công cụ xóa vĩnh viễn dữ liệu, bài viết sẽ hướng dẫn bạn dùng các công cụ miễn phí Eraser, Disk Wipe, DBAN, Secure Erase, Parted Magic để xóa dữ liệu không thể khôi phục, phù hợp với từng loại ổ cứng có trên thị trường như ổ USB Flash, HDD, SSD. Trước tiên, bạn cần đảm bảo sao chép tất cả dữ liệu từ ổ cứng cũ sang ổ cứng mới. Tiếp theo, bạn cần đảm bảo nguồn điện cấp cho máy tính, vì nếu mất điện trong quá trình xóa hoàn toàn dữ liệu, ổ cứng có thể bị lỗi và không thể sử dụng. Disk WipeDisk Wipe hỗ trợ tốt việc xóa hoàn toàn dữ liệu trên ổ USB Flash và ổ đĩa cứng HDD. Bạn tải công cụ Disk Wipe, giải nén, khởi chạy tập tin diskwipe.exe, không cần cài đặt. Giao diện chương trình đơn giản, dễ sử dụng. Tại ô Disk To Wipe, chọn ổ cứng/USB Flash bạn muốn xóa vĩnh viễn dữ liệu. Nhập số lần ghi đè dữ liệu tại ô Passes, mặc định là 1 (nên ít nhất là 3 lần ghi đè dữ liệu). Chọn phương thức ghi đè dữ liệu Blank Disk hay Random Data. Nhấn nút Erase để thực hiện. Nếu xóa dữ liệu trên ổ cứng HDD, trước tiên bạn nên thiết lập trong BIOS chế độ giao tiếp ổ cứng là IDE để quá trình xóa dữ liệu diễn ra suôn sẻ. | Ảnh: Tuấn Trần | DBANDBAN hỗ trợ tốt cho việc xóa dữ liệu ổ cứng HDD. Bạn tải DBAN về máy tính, ghi tập tin vừa tải về vào đĩa CD trống và khởi động máy tính từ đĩa CD này. Chú ý không giải nén tập tin tải về. Giao diện DBAN đơn giản, dễ dùng, không bắt mắt. Bạn chọn ổ đĩa cần xóa dữ liệu, nhấn phím M chọn phương pháp xóa: Quick Erase, RCMP TSSIT OPS-II, DoD Short, DoD 5220.22-M, Gutmann Wipe, PRNG Stream. Mặc định, công cụ DBAN chọn phương pháp xóa DoD Short, ghi đè dữ liệu 3 lần. Nhấn phím F10 để thực hiện xóa dữ liệu. Tùy theo phương pháp xóa dữ liệu bạn chọn, dung lượng ổ cứng mà thời gian xóa dữ liệu nhanh hay chậm. | Ảnh PCWorld |
Secure Erase Secure Erase thích hợp cho xóa dữ liệu trên ổ thể rắn SSD. Sau khi tải Secure Erase về máy tính, giải nén tập tin, bạn cần ghi tập tin HDDErase.iso vào đĩa CD trắng, và khởi chạy máy tính từ đĩa CD này. Sau khi khởi động máy tính từ CD, bạn gõ chữ hdderase trong cửa sổ màn hình DOS, nhấn Enter để tiến hành xóa dữ liệu. Secure Erase hiện chỉ dừng ở phiên bản 4.0. Nếu bạn cần công cụ xóa dữ liệu ổ SSD trực quan hãy dùng Parted Magic. | Ảnh Tuấn Trần |
Parted Magic Parted Magic hoạt động tương tự Secure Erase nhưng có giao diện thân thiện với người dùng hơn. Bạn truy cập trang chủ và chọn công cụ Parted Magic phù hợp: Parted Magic dành cho máy tính Pentium II/III, X86_64 kernal và bản dành cho hầu hết người dùng. Tải Parted Magic về máy tính, ghi tập tin pmagic_2012_08_09.iso vào đĩa CD trắng, và khởi chạy máy tính với đĩa CD này. Giao diện Parted Magic trực quan, giống như Windows. Nhấn nút Start góc trái, trong tùy chọn System Tools, chọn mục Erase Disk. Chọn Internal: Secure Erase command writes zeroes to entire data area để xóa dữ liệu ổ thể rắn SSD. Nhấn Continue, chọn ổ đĩa và nhấn nút OK để xóa vĩnh viễn dữ liệu. Nếu Parted Magic đề nghị chạy chế độ xóa dữ liệu nâng cao Enhanced Secure Erase, hãy nhấn No. | Ảnh PCWorld | Eraser - xóa vĩnh viễn tập tinNếu bạn chỉ cần xóa hoàn toàn tập tin trên ổ cứng HDD, công cụ Eraser sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. Tải Eraser về máy tính, khởi chạy tập tin Eraser 6.0.10.2620.exe và cài đặt công cụ Eraser vào máy tính. Nhấn chọn mục Erase Schedule, chọn New Task, Add Data, chọn tập tin bạn cần xóa vĩnh viễn dữ liệu. Tiếp theo, nhấn chọn mục Settings để chọn phương pháp xóa dữ liệu. Eraser cung cấp nhiều phương pháp xóa dữ liệu cho bạn tùy chọn. Lời khuyên, nên chọn phương pháp xóa ghi dữ liệu từ 3 lần. Nhấn Save Settings lưu các thiết lập. Eraser cũng hỗ trợ xóa nhanh tập tin khi nhấn phải chuột từ trong cửa sổ Windows Explorer, tương tự các công cụ xóa dữ liệu khác. | Ảnh: Tuấn Trần |
Từ khóa: DBAN, Disk Wipe, Eraser, Parted Magic, phần mềm miễn phí, phần mềm xóa dữ liệu, SDD, Secure Erase, USB Flash, xóa dữ liệu vĩnh viễn, xóa hoàn toàn dữ liệu | |
Cài đặt Windows 8 song song Windows 7 | | Phạm Lý Thành | |
Để trải nghiệm Windows 8, nhiều bạn lựa chọn cách cài đặt trên máy ảo. Tuy nhiên, việc cài đặt trực tiếp lên một phân vùng (partition) riêng sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng. Với một máy đang chạy Windows 7, bạn có thể cài đặt Windows 8 RTM (bản được Microsoft gửi cho các nhà sản xuất để cài sẵn lên máy xuất xưởng) lên một phân vùng riêng và chạy song song cả hai phiên bản hệ điều hành Windows này. Trước hết, để chuẩn bị cho quá trình cài đặt, bạn cần tải về tập tin *.ISO của Windows 8 RTM (phiên bản 32-bit) và cài đặt một ứng dụng tạo ổ đĩa ảo trên Windows 7 hiện tại, như Daemon Tools, Magic ISO, UltraISO… Tiếp đến, bạn tạo phân vùng riêng để cài Windows 8 RTM, sau đó thực hiện cài đặt như cách bạn vẫn làm với các phiên bản Windows. Tạo phân vùng cài đặt riêng cho Windows 8 RTM Để cài đặt Windows 8 RTM, bạn nên tạo mới một phân vùng với dung lượng ít nhất là 20GB. Ngay trên Windows 7, bạn có thể thực hiện việc tạo phân vùng mới bằng cách chia ra từ một ổ đĩa có dung lượng trống còn lớn. Đầu tiên, bạn nhấn chuột phải vào My Computer > chọn Manager > nhấn vào thẻ Disk Management. Lúc này, các phân vùng có sẵn trên máy tính sẽ được hiển thị, bạn nhấn chuột phải vào phân vùng muốn chia, chọn Shrink Volume… > nhập dung lượng cho phân vùng mới muốn tạo ở ô Enter the amount of space to shrink in MB. Lưu ý: dung lượng này phải lớn hơn 20GB và phải nhỏ hơn dung lượng tối đa được hiển thị trong ô Size of available shrink space in MB. Xong, nhấn Shrink để Windows khởi tạo phân vùng mới. | Nhập dung lượng phân vùng cần chia. |
Đợi một chút, phân vùng mới tạo đã hiển thị trong danh sách các phân vùng ổ đĩa trên máy tính, bạn phải nhấn chuột phải lên phân vùng này > chọn Format để định dạng theo chuẩn NTFS và đặt tên tùy ý. | Đặt tên cho phân vùng mới. |
Cài đặt Windows 8 RTM từ ổ đĩa ảo Bạn có thể sử dụng phần mềm tạo ổ đĩa ảo bất kì để đọc nội dung tập tin cài đặt Windows 8 RTM dạng *.ISO. Sau khi cài đặt thành công ổ đĩa ảo, bạn nhấn chuột phải vào ổ đĩa ảo này trong My Computer > chọn Mount > chỉ đường dẫn đến tập tin *.ISO của Windows 8 RTM bạn đã tải về từ trước. Sau đó, truy cập vào ổ đĩa trên > kích hoạt tập tin setup.exe để bắt đầu cài đặt Windows 8 RTM. | Giao diện chào mừng khi cài đặt Windows 8 RTM. |
Lưu ý: Ngoài việc tạo ổ đĩa ảo, bạn cũng có thể giải nén nội dung trong tập tin *.ISO ra một thư mục riêng trên ổ cứng (sử dụng WinRAR), rồi thực hiện cài đặt tương tự như dùng ổ đĩa ảo trong bài viết.
Giao diện cài đặt hiện ra, bạn thực hiện các tùy chọn và thiết lập cần thiết. Đến bước chọn cách thức cài đặt, bạn nhấn vào Custom Installation. Đến yêu cầu lựa chọn phân vùng cài đặt Where do you want to install Windows 8, bạn chọn phân vùng vừa tạo ở trên > Next > Install. Lúc này, những tập tin cần thiết sẽ được sao chép vào máy tính và khởi động lại.
| Chọn phân vùng cài đặt Windows 8 RTM. |
Sau khi khởi động, trên màn hình sẽ xuất hiển hai tùy chọn là Windows Setup và Windows 7, bạn chọn Windows Setup để tiếp tục cài đặt. Những việc còn lại chương trình sẽ diễn ra tự động, như sao chép dữ liệu cài đặt, nhận diện các thiết bị phần cứng… Hoàn thành cài đặt, bạn đã có một máy tính chạy song song hai hệ điều hành Windows 7 và Windows 8 RTM. Windows 8 có thể cài đặt lại không cần dùng đĩa | | Đông Quân | |
Bên cạnh tính năng System Restore sẵn có thì Windows 8 còn được bổ sung hai tính năng mới là Refresh và Reset giúp khôi phục nhanh hệ thống khi gặp lỗi. Một trong những vấn đề người dùng thường gặp sau một thời gian sử dụng là hệ thống trở nên ì ạch, Windows hoạt động chậm chạp. Khi hệ thống có quá nhiều trục trặc, phần mềm bảo mật không hoạt động, các ứng dụng liên tục xuất hiện lỗi… thì đây là lúc bạn nên nghĩ đến việc “làm mới” hệ thống. Bên cạnh tính năng System Restore sẵn có như phiên bản Win 7, Vista và XP, Windows 8 còn được bổ sung hai tính năng mới là Refresh và Reset. Tương tự một số dòng máy chính hãng (nhất là máy tính xách tay) thường có sẵn phân vùng riêng hoặc đĩa khôi phục hệ thống lưu trữ tập tin ảnh đĩa, cho phép khôi phục hệ thống trở lại trạng thái khi xuất xưởng. Ông Steve Sinofsky, Giám đốc phụ trách mảng Windows chia sẻ việc Microsoft đưa ra hai tính năng mới Refresh và Reset trong Windows 8 nhằm giúp nhanh chóng khôi phục “phong độ” vốn có của hệ thống mà không ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của người dùng. Tính năng Refresh sẽ khôi phục các thiết lập hệ thống về trạng thái mặc định và gỡ bỏ những ứng dụng, tiện ích người dùng cài đặt qua đĩa CD/DVD hoặc tải về từ Internet. Refresh sẽ không “đụng” đến dữ liệu và những thiết lập mang tính cá nhân hóa cũng như những ứng dụng của Windows Store. Trong khi đó, tính năng Reset sẽ gỡ bỏ tất cả những gì người dùng cài đặt (kể cả dữ liệu cá nhân) và khôi phục hệ thống trở lại trạng thái mặc định. Trong trường hợp này Windows 8 đã được cài lại. Các tính năng này có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng với cả những người dùng gia đình. Bên cạnh đó, Refresh và Reset còn cung cấp một số tùy chọn nâng cao thích hợp với cả người dùng am hiểu kỹ thuật, ông cũng cho biết thêm.
Dùng thử Windows 8 không cần gỡ Windows 7 | | Quốc Dũng | |
Bạn muốn trải nghiệm Windows 8 trên máy tính đang chạy Windows 7? Các phần mềm ảo hóa có thể giúp bạn làm điều này. Trước hết, bạn cần cài đặt máy ảo (virtual machine - VM). Bạn có thể chọn phần mềm ảo hóa VMware, Oracle VM VirtualBox hay các phần mềm tạo máy ảo hóa khác. Bài viết này sẽ sử dụng Oracle VM VirtualBox để tạo và chạy máy ảo Windows 8. Oracle VM VirtualBox là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí, mạnh mẽ, hỗ trợ tốt Windows 8. Bạn cần tải về Windows 8 Consumer Preview có định dạng tập tin .iso. Tại đây bạn thấy có 2 phiên bản 32 bit và 64 bit. Không như các phiên bản Windows trước, với Windows 8 bạn không thể cài đặt bản 32 bit trên phần cứng 64 bit. 1. Khởi chạy VirtualBox, nhấn biểu tượng New ở góc trên bên trái 2. Nhấn chọn Wizard, nhấn Next 3. Trên trang "VM Name and OS Type”, nhập tên, chẳng hạn “test Windows 8”, chọn phiên bản Windows 8.
4. Theo các bước hướng dẫn, giữ nguyên các thiết lập mặc định; nếu VirtualBox yêu cầu bạn tạo đĩa cứng mới "Create new hard disk”, bạn cứ thực hiện vì đây chỉ là ổ đĩa ảo 5. Khi trình Wizard hoàn tất, bạn nhấn đúp chuột trên máy ảo mới “new virtual machine” 6. Đọc một số hướng dẫn về bàn phím, nhấn OK7. Trình Wizard cài đặt Windows 8 bắt đầu. Khi chương trình yêu cầu bạn chọn tập tin cài đặt, bạn hãy chọn Windows 8 Consumer Preview có định dạng tập tin .iso 8. Nhấn Start để bắt đầu quá trình cài đặt Windows 8 9. Khi chương trình yêu cầu bạn chọn kiểu cài đặt, hãy chọn Custom. Bạn không nên lo lắng về việc ghi đè tập tin vì ổ đĩa cài đặt chỉ là ổ đĩa ảo. Khi cài đặt hoàn tất, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm Windows 8 trên máy tính đang chạy Windows 7. | Nguồn: IDG News Windows 8 ăn đứt Windows 7 về hiệu suất hoạt động | | Quốc Dũng | |
Trên cùng một máy tính thử nghiệm, Windows 8 Consumer Preview khởi động nhanh hơn và nhìn chung chạy nhanh hơn so với Windows 7. Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều về giao diện Metro của Windows 8, nhưng có vẻ ít người dùng phàn nàn về hiệu suất hoạt động của hệ điều hành này. Nhóm thử nghiệm PCWorld Mỹ (NTN) tiến hành hàng loạt thử nghiệm với Windows 8 Consumer Preview và nhận thấy nó hoạt động nhanh hơn - đôi khi nhanh hơn rất nhiều - so với Windows 7. Qua quá trình thử nghiệm, Windows 8 Consumer Preview khởi động nhanh hơn, vượt qua bài kiểm tra WorldBench 7 xuất sắc hơn, và cho thấy hiệu suất rất tốt khi duyệt web. Chỉ trong bài thử nghiệm hiệu suất thực thi các ứng dụng văn phòng, Windows 8 mới chịu thua Windows 7. Tuy nhiên, phiên bản Windows 8 dùng thử nghiệm chưa phải là bản cuối cùng, vì vậy NTN cho rằng phiên bản sau hiệu suất hoạt động sẽ được cải thiện hơn nữa. Kết quả thử nghiệm này cũng phù hợp với cuộc khảo sát người dùng Windows 8 Consumer Preview gần đây của PCW Mỹ với 40% người dùng cài đặt Windows 8 Consumer Preview cho biết máy tính họ hoạt động nhanh hơn, 9,4% người dùng nói rằng dường như máy tính chạy chậm hơn, gần 45% người tham gia khảo sát nhận thấy không có thay đổi đáng kể. Phương pháp thử nghiệm NTN dùng công cụ WorldBench 7 đánh giá hiệu suất hoạt động máy tính. Máy tính thử nghiệm trang bị bộ xử lý 3.3GHz Intel Core i5-2500K, RAM 8GB DDR3 xung nhịp 133MHz, ổ cứng 1TB 7200rpm, card đồ họa Nvidia GeForce GTX 560 Ti. NTN cài đặt Windows 8 Consumer Preview trên máy tính thử nghiệm, sau đó so sánh với kết quả thử nghiệm Windows 7 trước đó cài trên cùng chiếc máy tính. Kết quả WorldBench 7, hiệu suất hoạt động Windows 8 nhanh hơn Windows 7 đến 14% (chênh lệch từ 5% cho thấy có sự khác biệt tương đối rõ rệt về hiệu suất).
Thời gian khởi động máy tính Qua thử nghiệm, Windows 7 có thời gian khởi động trung bình 56,2 giây, còn Windows 8 là 36,8 giây. Để kiểm tra thời gian khởi động máy tính, NTN đưa một tập tin văn bản vào thư mục sẽ mở khi máy tính khởi động (startup folder). Thời gian đo tính từ lúc bấm nút nguồn máy tính cho đến khi máy tính mở tập tin văn bản. Vì Windows 8 khởi động với giao diện Metro, không phải giao diện thông thường, nên quá trình khởi động Windows 8 gồm nhiều bước như khởi động, tải giao diện Metro, tải giao diện thông thường để mở tập tin văn bản. Nếu chỉ tính thời gian khởi động khi máy tính mở giao diện Metro, thì Windows 8 có thời gian khởi động rất nhanh, chỉ 23,91 giây.
Windows 8 có tốc độ khởi động đáng nể như vậy có lẽ do sự kết hợp giữa chế độ ngủ đông (hibernate mode) và tính năng làm tươi phiên khởi động (fresh startup session), mà Microsoft từng giới thiệu là tính năng khởi động lai (hybrid boot). Một số thông tin thêm về cơ chế khởi động máy tính: khi bạn tắt máy tính (shut down), Windows sẽ đóng tất cả ứng dụng và dịch vụ đang chạy, sau đó tắt nguồn. Khi bạn chọn chế độ ngủ đông (hibernate mode), Windows sẽ ghi mọi thứ trên RAM vào một tập tin và lưu trên đĩa cứng máy tính, sau đó tắt máy. Việc này sẽ khiến tiến trình tắt máy lâu hơn, nhưng bù lại, thời gian khởi động máy tính sẽ nhanh hơn so với thông thường, không dùng chế độ ngủ đông. Trong Windows 8, khi bạn tắt máy, máy tính sẽ đóng tất cả ứng dụng đang chạy, chuyển hoạt động hệ điều hành sang chế độ ngủ đông. Khi bạn khởi động máy tính, hệ điều hành sẽ tải lên rất nhanh. Các thử nghiệm khác Ngoài việc dùng công cụ thử nghiệm WorldBench 7, NTN còn dùng những công cụ khác để đo kiểm cũng như tự trải nghiệm để có những cảm nhận tốt hơn về hiệu suất hoạt động Windows 8. Để kiểm tra hiệu suất hoạt động web, NTN dùng công cụ WebVizBench. Công cụ này giúp kiểm tra khả năng dựng nội dung web động (renders dynamic Web content) bao gồm JavaScript và HTML 5. NTN sử dụng trình duyệt web mặc định của hệ điều hành: Internet Explorer 10 trên Windows 8, Internet Explorer 9 trên Windows 7.
Windows 8 có những cải tiến rõ rệt về khả năng tăng tốc phần cứng và tối ưu hóa trình duyệt, kết quả thử nghiệm với công cụ WebVizBench, số khung hình/giây của Windows 8 cao hơn Windows 7. Trong thử nghiệm khả năng mã/giải mã âm thanh, hình ảnh (Content Creation), Windows 8 và Windows 7 không quá cách biệt nhau. Hệ thống chạy Windows 7 có phần tốt hơn Windows 8 một chút. NTN cho rằng trong thời gian tới khi công cụ thử nghiệm cập nhật trình điều khiển video cho Windows 8, kết quả sẽ có những thay đổi đáng kể.
Thử nghiệm hiệu suất thực thi các ứng dụng thông thường (Office Productivity), NTN nhận thấy Windows 7 xử lý tốt hơn Windows 8. NTN dùng công cụ Futuremark PCMark 7 để kiểm tra các tác vụ như chỉnh sửa văn bản, chạy ứng dụng, quét virus. NTN cũng cho rằng khi Futuremark cập nhật công cụ đánh giá Windows 8, kết quả thử nghiệm sẽ có những thay đổi.
Kết quả thử nghiệm có thể thay đổi trong thời gian tới khi Microsoft ra mắt phiên bản cập nhật hệ điều hành Windows 8. Chu kỳ phát triển của Windows thường kéo dài trong nhiều tháng, bao gồm các cập nhật về trình điều khiển, tinh chỉnh hiệu suất, những cải thiện chung. NTN nhận thấy bên cạnh giao diện mới đầy hấp dẫn và lôi cuốn, Windows 8 còn thể hiện sức mạnh, khả năng hoạt động hiệu quả, và có lẽ sẽ không làm người hâm mộ hệ điều hành Windows thất vọng. | Nguồn: IDG News Giao diện Metro trên Windows 8: những điểm có thể gây khó chịu | | Q Phạm | |
Giao diện Metro của Windows 8 rất tươi vui và sống động. Song, phải thử qua mới thấy có nhiều điểm chưa thực sự làm hài lòng người dùng. Như chúng ta đều biết, giao diện Metro là một điểm nổi bật của Windows 8. Các ô màu đại diện cho các chương trình và đồng thời cung cấp thông tin cập nhật của các chương trình đó. Rất nhanh chóng, các hình ảnh của giao diện này được truyền nhau trên web và đa số cho rằng đây là một sáng tạo đột phá của Microsoft, hứa hẹn sẽ làm cho việc sử dụng hệ điều hành Windows trở nên thú vị hơn. | Màn hình giao diện Metro rất sống động, đầy màu sắc |
Nhưng trong bản Windows 8 Consumer Preview, Metro là một thứ gì đó chưa hẳn là thú vị, nhất là khi bạn dùng nó với chuột và bàn phím thay cho màn hình cảm ứng. Các biểu tượng shortcut rất khó dùng, thậm chí có lúc tự dưng biến mất và làm cho quá trình thiết lập các tùy chỉnh trong máy tính trở nên lộn xộn. Tất nhiên cần nhớ rằng bản Consumer Preview này vẫn chưa phải là phiên bản cuối cùng và mục đích của nó chính là để nhận các phản hồi từ trải nghiệm của người dùng để Microsoft có thể sửa lỗi và các xung đột trước khi chính thức tung ra hệ điều hành hoàn chỉnh. Nếu bạn là người đang có dự định tải về dùng thử bản Consumer Preview này, bạn cần biết trước những vấn đề đó. Có điều, một số trục trặc có vẻ khá nghiêm trọng và sẽ gây khó khăn cho Microsoft khi muốn sửa các lỗi này trong vòng vài tháng tới. Thử nghiệm này của biên tập viên PC World được thực hiện trên một máy tính để bàn 2 màn hình. Những trục trặc gặp phải với thiết bị này không hề xuất hiện trên các thiết bị màn hình cảm ứng. Khác biệt khá xa giữa Metro và giao diện máy tính thông thường Với máy tính cài Windows 8, bạn hoặc có thể sử dụng giao diện Metro như trên Windows Phone 7, hoặc sử dụng giao diện gần giống với giao diện Windows 7 truyền thống. Có điều hai thứ này không chỉ trông khác nhau mà còn hoạt động như thể là hai hệ điều hành độc chạy song song với nhau. Chúng có các thiết lập khác nhau, các ứng dụng độc lập và trên hết là quy luật hoạt động hoàn toàn khác nhau. | Giao diện IE ở chế độ truyền thống, có đầy đủ thanh địa chỉ, thẻ tab và các nút điều hướng. |
Lấy Internet Explorer làm ví dụ, với phiên bản giao diện kiểu truyền thống, IE luôn có các thanh địa chỉ và các nút điều hướng như bạn thường thấy khi làm việc với các trình duyệt thông thường. Bạn có thể để cửa sổ trình duyệt ở chế độ toàn màn hình hay thu nhỏ tùy ý. Với giao diện Metro, hầu hết các nút điều hướng và thanh địa chỉ đều biến mất và nó luôn hoạt động ở ché độ toàn màn hình và bạn không thể thu nhỏ nó được. | Với giao diện Metro, nhiều thứ đã biến mất. |
Và nếu điều đó chưa đủ làm cho bạn thấy khác biệt vì cùng một ứng dụng lại có tới hai cách hiển thị khác nhau tùy theo giao diện mà bạn lựa chọn thì hãy hình dung vấn đề như thế này. Ví dụ bạn đang lướt web bằng IE ở giao diện Metro, sau đó bạn chuyển về giao diện màn hình thông thường rồi tiếp tục nhấn vào biểu tượng IE. Bạn sẽ ngạc nhiên vì không thấy trang web mà mình vừa duyệt trong Metro đâu cả. Thay vào đó bạn sẽ thấy mình vào một trang web mới. Hiện tượng này không giống như hai giao diện trên cùng một thiết bị mà giống như là hai hệ điều hành cùng tồn tại song song với nhau. Không phải lúc nào cũng "vào" được Metro Một trong những điểm gây khó chịu trong việc dùng Metro trên máy tính để bàn (đặc biệt trong trường hợp máy tính sử dụng 2 màn hình) là bạn rất dễ bị “văng” khỏi giao diện này. Ở đây, PC World để màn hình chính ở giao diện Metro và màn hình còn lại ở giao diện màn hình thường. Khi bạn làm việc với màn hình thường, màn hình kia cũng tự động chuyển về giao diện đó. Trong trường hợp bạn làm việc với màn hình chính Metro, chỉ cần bạn lựa chọn không đúng, ví dụ như chạy một ứng dụng không được “Metro-hóa”, bạn cũng sẽ bị “văng“ khỏi giao diện này. (Xem tiếp trang 2) |
Giao diện Metro trên Windows 8: những điểm có thể gây khó chịu | | Q Phạm | |
Giao diện Metro của Windows 8 rất tươi vui và sống động. Song, phải thử qua mới thấy có nhiều điểm chưa thực sự làm hài lòng người dùng. Các shortcut Metro rất bất tiện Rõ ràng là giao diện Metro được thiết kế để tương tác chủ yếu với đầu ngón tay bởi quá trình sử dụng nó với chuột và bàn phím thông thường khá là phiền toái. Muốn mở trang Start của Metro, bạn cần di trỏ chuột vào góc trái bên dưới màn hình để làm xuất hiện một cửa sổ nhỏ của trang này. Với thói quen của người dùng vốn quen với hàng ngàn kiểu giao diện flash trên web, bạn sẽ nhấn vào cửa sổ nhỏ này. Với Windows 8, nếu bạn làm thế, bạn sẽ chỉ nhấn vào màn hình hay bất kỳ biểu tượng nào nằm bên dưới ô cửa sổ nhỏ hiện ra đó mà thôi. Để kích hoạt giao diện Metro, bạn cần giữ cho con trỏ chuột nằm khuất hẳn khỏi màn hình rồi mới bấm. Làm quen với điều này cũng chẳng khó khăn lắm song nó trái ngược với thói quen sử dụng của người dùng từ nhiều năm qua. Nhưng thực ra có một cách khác đơn giản hơn để kích hoạt giao diện Metro là sử dụng phím Windows của bàn phím. Bạn nhấn phím này và chọn giao diện mà bạn muốn dùng. Như đã nói ở trên, ở chế độ mặc định trình duyệt IE không hiển thị thanh địa chỉ, các nút điều hướng và cả các tab mà người dùng đã mở ra khi mở IE ở giao diện Metro. Bạn cần làm quen với việc phải để con trỏ chuột ở một vùng trống trên trang web, nhấn phím chuột phải để làm xuất hiện các tùy chọn điều chỉnh các hiển thị trên giao diện IE. Ứng dụng Metro dễ điều khiển bằng ngón tay hơn là với trỏ chuột Giao diện của hầu hết ứng dụng Metro là theo chiều ngang và được thiết kế để cuộn xuống dưới, đôi khi là cuộn qua 2-3 trang màn hình. Cách thức này rõ ràng là thích hợp cho việc điều khiển trực tiếp bằng đầu ngón tay trên máy tính bảng chứ không thực sự thích hợp cho việc dùng con trỏ chuột. Bạn có lẽ sẽ cần tới bánh xe cuộn trên con chuột máy tính một cách thường xuyên nếu muốn di chuyển xuống dưới ứng dụng. Ứng dụng Metro luôn hiển thị toàn màn hình và khó chuyển đổi qua lại | Cách duy nhất để thu nhỏ ứng dụng trong giao diện Metro là để máy tự xếp chúng thành các cửa sổ dọc theo màn hình. Nhiều ứng dụng sẽ rất khó thao tác với kiểu sắp xếp này. |
Thoạt nhìn thì giao diện Metro rất ấn tượng với sự gọn gàng của các ứng dụng. Song đôi khi bạn cần phải làm việc với 2 ứng dụng cùng một lúc, điều thường xảy ra khi làm việc với máy tính từ trước tới nay. Đơn giản như khi bạn muốn so sánh dữ liệu hoặc đơn giản chỉ là chuyển dữ liệu từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Thông thường, bạn chỉ cần thu nhỏ chúng lại và đặt bên cạnh nhau để thuận tiện cho việc quan sát và thao tác. Với giao diện Metro, bạn cần nhấn vào phía trên của ứng dụng rồi chuyển nó về cạnh màn hình, Metro sẽ sắp xếp chúng dưới dạng các thanh đặt cạnh nhau theo chiều dọc. Nhìn thì có vẻ hay song lại rất bất tiện với nhiều ứng dụng. Ứng dụng Metro nhìn rất đẹp, song cung cấp được ít thông tin Ứng dụng quản lý nhạc Music là một ví dụ điển hình cho nhận định trên về sự “thưa thớt” của thông tin tại mỗi màn hình của Windows 8. Các trường thông tin về album, nghệ sỹ thể hiện, tên bài hát được sắp xếp thành các ô nối tiếp nhau. Với màn hình rộng của PC World, nó hiển thị được 24 ô như vậy và người dùng phải tiếp tục cuộn xuống để xem tiếp. Nếu cuộn quá nhanh, thay vì các hình ảnh liên quan tới nhạc, bạn sẽ chỉ thấy các ô vuông màu xám và phải mất vài giây để các thông tin hiển thị đầy đủ. Điều này rõ ràng không thú vị gì nếu bạn có hàng trăm album trong kho nhạc của mình. | Nếu kho nhạc lớn và kéo xuống quá nhanh, sẽ mất thời gian để các ô màu xám đơn điệu này hiển thị các thông tin cần thiết. |
Các ứng dụng khác của Microsoft như People và các ứng dụng ảnh cũng có cách thiết kế tương tự. Người dùng ứng dụng Evernote gần như không thể tìm thấy các ghi chú cũ trong số rất nhiều các ghi chú mà họ đã lưu. Với ứng dụng này, Metro chỉ hiện có 14 ô trên màn hình thử nghiệm, các ô đại biểu cho các ghi chú này được sắp xếp một cách đơn điệu và không cho phép thực hiện các lệnh tìm kiếm. Chắc chắn Evernote sẽ phải cải tiến điều này trong các phiên bản tiếp theo. Nhưng thực ra, vấn đề cơ bản nhất ở đây là cách thức thiết kế ứng dụng phục vụ cho mục đích sử dụng màn hình cảm ứng của máy tính bảng thay vì bàn phím và chuột của máy tính truyền thống. Menu của Windows 8 không thống nhất trên 2 kiểu giao diện Nếu bạn nhấn chọn biểu tượng Settings ở trang Start của giao diện Metro, bạn sẽ chỉ có thể thiết lập các thông số cho trang Start này mà thôi. Bạn cũng có thể nhấn chọn 'PC Settings' song nó lại không bao gồm đầy đủ các tùy chọn như những người dùng Windows thường thấy ở Control Panel. Để vào được Control Panel, bạn cần nhấn vào biểu tượng Settings khi ở màn hình giao diện truyền thống. Hiện chưa thể rõ được người dùng có quen với phong cách này hay không, song người thử nghiệm cho rằng những người dử dụng Windows 8 trên máy tính truyền thống sẽ ưa thích giao diện cũ hơn. Tuy vậy vẫn phải nhấn mạnh rằng những người thử nghiệm rất thích giao diện Metro và hy vọng Microsoft sẽ có những điều chỉnh đối với hệ điều hành một cách sớm nhất có thể. Với việc 2 kiểu giao diện hoạt động như hiện tại chưa có sự đồng nhất, rõ ràng Microsoft sẽ còn nhiều việc phải làm để Windows 8 trở thành một hệ điều hành thú vị hoạt động ổn định trên mọi thiết bị mà nó được cài đặt. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đăng nhận xét