GuidePedia

0

Những bức ảnh "nụ hôn" siêu đáng yêu của loài vật

Thực tế là không chỉ có loài người mới biết trao nhau những nụ hôn. Những chú chim, những con ngựa, những chú chó hay chú mèo – tất cả động vật đều giống như con người, chúng đều có xu hướng thể hiện tình yêu của mình ở khắp mọi nơi. Chúng theo bản năng thể hiện tình yêu, tình cảm, sự tôn trọng và tình bạn bằng những tiếp xúc trực tiếp giữa chúng. Đó không hẳn là những “tình yêu nam nữ”, đó có thể là hình ảnh những con thú mẹ liếm con của chúng, những chiếc phớt má nhẹ.
Hãy cùng xem những bức ảnh được chớp đúng khoảnh khắc vô cùng đáng yêu này nhé!

Xóm nhiếp ảnh

Những biểu tượng của Sài Gòn ngày ấy - bây giờ

Nhà hát thành phố, Caravelle, Continental, Rex, Tax, Givral... nổi tiếng thế giới và gắn với một thời kỳ lịch sử Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm, các tòa nhà ngày nay được xây dựng to đẹp hơn mang lại vẻ lộng lẫy cho khu trung tâm Sài Gòn.
Ảnh chụp trước Nhà hát thành phố năm 1962 (trên) và nay (dưới), góc đứng từ phía vỉa hè nhà hát. Tòa nhà cao góc trái là khách sạn Caravelle, đối diện là khu thương mại. Kiến trúc tổng thể nhìn chung ít có sự thay đổi, nhưng bức ảnh năm 2014 cho thấy ngày nay khu vực này thưa thớt cây xanh hơn, khách sạn Caravelle được xây dựng lại tiêu chuẩn 5 sao với hơn 300 phòng. Tòa nhà đối diện Caravelle sau 1975 thuộc quản lý của Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, gần đây được xây thành trung tâm thương mại lớn. Hàng rào xanh ở ảnh ngày nay chính là khu vực đang được chắn lại để thi công nhà ga metro. Ảnh: Khánh Ly.
Bên hông nhà hát thành phố chụp từ góc đường Đồng Khởi (ảnh dưới). Giai đoạn năm 1972 đường Đồng Khởi có tên gọi là đường Tự Do (ảnh trên). Tòa nhà 4 tầng bên hông Nhà hát thành phố là khách sạn Continental. Trước 1975, khu vực trung tâm Sài Gòn này rất nổi tiếng với giới trí thức, nhà báo, nhà binh trong và ngoài nước, với những cái tên quen thuộc như khách sạn Caravelle, khách sạn Continental, Nhà hát thành phố, tiệm bánh ngọt Givral (đối diện nhà hát, nay đã được di dời và phá bỏ để nhường chỗ xây trung tâm thương mại Vincom). Ảnh: Khánh Ly.
Nhà hát thành phố chụp từ phía đường Lê Lợi. Đèn giao thông đã xuất hiện trong bức ảnh năm 1972 (trên) và trạm đèn giao thông nay đã biến mất vì khu vực này bị rào chắn để xây metro, chỉ chừa một lối đi nhỏ. Trước đó rất dễ nhận ra trung tâm Sài Gòn với nhiều công trình kiến trúc đặc trưng Đông Dương thời Pháp thuộc và kiến trúc Sài Gòn nằm san sát nhau, với những công viên và cây xanh có trên 100 năm tuổi. Ảnh: Khánh Ly.
Công viên Lam Sơn rợp bóng cây năm 1963 (ảnh trên) và nay (ảnh dưới). Góc ảnh này cho thấy Thương xá Tax ở phía bên trái và khách sạn Rex bên đối diện. Bức ảnh ngày nay có tòa nhà cao tầng màu xám là cao ốc Saigon Center. Hồ nước nằm giữa giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi bình thường rất mát mẻ với vòi nước phun, hàng liễu rủ êm đềm. Hiện hồ khô cạn, được rào chắn để làm metro. Ảnh: Khánh Ly.
Đường Lê Lợi năm 1972 (ảnh trên) và năm 2014 (dưới), vẫn giữ không đổi tên. Tòa nhà bên tay trái hiện nay là một phần của trung tâm thương mại Vincom, nhìn ngược về Nhà hát thành phố. Một nhà ga hiện đại sẽ xuất hiện giữa không gian này, giúp rút ngắn thời gian di chuyển của người dân thành phố. Ảnh: Khánh Ly.
Thương xá Tax được người Pháp xây cách đây 130 năm, trở thành một biểu tượng của người dân thành phố. Đài phun nước trước thương xá với hàng liễu rủ bóng giờ chỉ còn là một ký ức đẹp với những người yêu mến Sài Gòn. Ông Nguyễn Chánh ở quận 3, chia sẻ: “Thương xá này tồn tại cùng với sự phát triển của Sài Gòn, là điểm nhận dạng để mỗi người Sài Gòn đi xa tìm về". Ảnh: Khánh Ly.
Đầu tháng 10, Tax sẽ đóng cửa để phục vụ dự án metro, đồng thời xây dựng thành trung tâm thương mại mới. Trần Mai Nga, người dân thành phố, hoài niệm: "Thương xá Tax gắn liền với tuổi thơ của tôi ở Sài Gòn. Những năm 1980- 1990, muốn mua cặp mới, bút mới hay quà tặng, tôi thường cùng bạn bè hoặc anh chị đạp xe từ nhà đến nơi này". Không giống Hà Nội, Sài Gòn không có nhiều quán kem nhưng ngay trước Tax có điểm bán kem rất ngon nên luôn đắt hàng. Ảnh: Khánh Ly.
Khánh Ly

Kinh ngạc với những loài hoa mang dáng hình động vật

Mẹ thiên nhiên đã đem đến cho con người vô vàn những điều kì lạ và làm cho chúng ta không khỏi kinh ngạc. Có những thứ nếu không tận mắt nhìn thấy chúng ta sẽ thể nào tưởng tượng ra.
1. Hoa cò trắng
White Egret Orchid hay Hoa lan cò trắng là loài hoa lan quý hiếm được tìm thấy ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Khi nở hoa có hình dạng như một chú cò trắng đang sải cánh.
Hoa cò trắng rất hay bị nhầm lẫn với một loài hoa khác có tên "Hoa tua trắng" (Platanthera praeclara) – một giống phong lan quý hiếm ở vùng Bắc Mỹ.
2. Hoa ong
Loài lan Bee Orchid mang hình dáng như một con ong, có tên khoa học là Ophrys apifera chiều cao tới 30 cm, phân bố chủ yếu ở miền nam nước Anh. Hoa ong rất dễ nhận dạng bởi mùi hương và màu sắc độc đáo của chúng. Hình dáng hoa như những con ong, nhằm thu hút sự chú ý của ong đực để giúp thụ phấn cho cây.
3. Hoa vịt
Flying Duck là giống phong lan nhỏ cao khoảng 50cm, có tên khoa học là Caleana major, mọc nhiều ở miền đông và miền nam nước Úc. Mẹ thiên nhiên đã tạo ra loài hoa này trông giống hệt một chú vịt đang cố gắng bay.
4. Hoa mặt khỉ
Loài hoa có hình dạng kì lạ này chỉ mọc trên các sườn núi nằm trên độ cao từ 1000 – 2000m của những khu rừng tối tăm, rậm rạp ở phía đông nam Ecuador và Peru.
Hoa mặt khỉ có khả năng nở hoa quanh năm. Mùi hương của hoa mặt khỉ rất giống hương cam, quýt khi chín rất hấp dẫn. Hiện tại, đây là loài hoa rất hiếm vì đặc tính sinh thái khác biệt chỉ phát triển ở vùng núi, nơi nhiệt độ ổn định, độ ẩm cao, khí hậu mát mẻ quanh năm.
5. Hoa bồ câu
Hoa bồ câu là quốc hoa của nước Cộng hòa Panama, những cánh hoa e ấp này cất giấu bên trong nó hình dáng của một con chim bồ câu. Hoa bồ câu phổ biến từ khắp vùng Trung Mỹđến Ecuador và Venezuela. Nhưng hiện nay, hoa bồ câu rất hiếm và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
6. Hoa môi
Hoa môi có hình dạng đôi môi đỏ của người phụ nữ trông rất hấp dẫn và gợi cảm. Hoa môi có tên khoa học Psychotria Elata. Hoa môi được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới thuộc các quốc gia Trung và Nam Mỹ như Colombia, Costa Rica, Panama hay Ecuador.
7. Hoa vẹt
Hoa vẹt cực kì quý hiếm chỉ mọc tại một số vùng Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar với số lượng không đáng kể đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Loài hoa này được nhà thực vật học người Anh Joseph Dalton Hooker phát hiện năm 1901. Ngoài hình dáng vô cùng đẹp mắt như một con vẹt đang bay, chúng còn quý giá ở điểm rất khó nhân giống để phát triển vì hạt của chúng sẽ không dễ để nảy mầm.
Một số loài hoa còn có cả hình dáng của con người:
Một loài hoa lan mang tên Naked Man Orchid
Hoa hình sọ đầu
Hoa hình cô gái múa ba lê

Hoa có hình dạng những em bé sơ sinh nằm trong nôi

Ảnh "độc" về phố cổ Hà Nội những năm 90

Ngược dòng thời gian về 1/4 thế kỷ trước để tìm về một Hà Nội những năm 1991 sống động mà yên bình...
Nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe đã đi khắp 3 miền Việt Nam giai đoạn 1991-1993 và xây dựng kho mình kho ảnh khổng lồ lên tới 1.600 tấm ảnh về 20 tỉnh thành trên khắp đất nước. Trong đó, ông dành cho Hà Nội những tình cảm đặc biệt qua những khung hình nhiều cảm xúc.Nhiếp ảnh gia cho biết ông đã tới thăm Hà Nội ba lần và với riêng ông, đây là thành phố đẹp nhất Việt Nam. Người nghệ sĩ nhìn thấy ở mảnh đất ấy nét duyên dáng ý tứ với những tòa nhà cũ, những góc phố lạ, những nụ cười và muôn vàn khoảnh khắc ghi dấu trong tim.
Depplus trân trọng gửi tới độc giả những hình ảnh thân thuộc về Hà Nội năm 1991 qua góc máy Hans-Peter Grumpe. Không chỉ với tác giả bộ ảnh, những hình ảnh giá trị này cũng giúp những người đã từng sống trong khung cảnh đó bồi hồi, gợi nhắc một Hà Nội đong đầy kỷ niệm.
Từ bầu trời, Hà Nội những năm đầu 1990 thoáng rộng và yên bình. Chưa có các tòa nhà cao tầng, vẻ đẹp uốn lượn của sông Hồng và những cánh đồng đều rất rõ ràng.
Phố Tràng Tiền vẹn nguyên vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian. Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Hà Nội thời bấy giờ là xe đạp, xích lô, xe phân khối nhỏ.
Bách Hóa Tràng Tiền, nay là Trung tâm thương mại danh giá hàng đầu thủ đô.Ở góc ảnh là hình ảnh chiến sĩ công an với cảnh phục đặc biệt.
Hồ Gươm yên bình một thuở.


Khoảng thời gian từ trưa đến tối muộn là thời điểm xung quanh hồ Gươm nhộn nhịp hơn cả. Một số người tìm một băng ghế để ăn trưa, đọc sách, hay chơi cờ vua. Khi tắt nắng, các đôi tình nhân tay trong tay, bên nhau cùng ngắm cảnh hồ.
Khu Phố cổ
Bên trong chợ Đồng Xuân
Người bán hàng trong chợ tổng kết doanh thu trong ngày.
Bãi gửi xe vào chợ với những "siêu xe" thời bấy giờ.
Lương khô là món ăn rất "đắt hàng" trong Phố cổ những năm 91.
Một xưởng làm mũ cối, loại mũ cực kỳ phổ biến cho cánh mày râu những năm đầu thập niên 90.
Giây phút thảnh thơi của những người bán quầy tạp hóa.
Quầy thuốc bắc trên phố Lãn Ông
Những con thằn lằn khô treo lủng lẵng cũng dễ dàng mua được trong khu Phố cổ.
Con cà cuống. Tinh cà cuống xưa được dùng rất phổ biến trong các món mắm chấm.
Thợ sửa đồ da tại một góc vỉa hè.
Trước khi máy tính trở nên thông dụng, nghề đánh máy thuê khá "ăn nên làm ra" ở Hà Nội.
Nghề cắt tóc nam rất thịnh hành thời bấy giờ, các tiệm quán mọc lên san sát mà không mấy khi vắng khách. Ngoài các vật dụng cần thiết, nhiều chủ quán cắt tóc còn đầu tư ảnh các kiểu tóc "mô-đen" cho khách hàng chọn lựa.
Chợ cóc những năm 1991 rất phổ biến ở Hà Nội. Người ta có thể mang đủ thứ ra chợ bán rong, từ gia cầm gà vịt tới hoa quả, thịt cá...
Bởi phương tiện di chuyển chủ yếu của nhiều người là xe đạp, nên các quán bơm vá cơ động xuất hiện ở hầu khắp các khu chợ, nơi đông dân cư.
Đèn kéo quân - đồ chơi Trung thu "lẫy lừng" một thuở.
Thời chưa có nhiều xe tải, nhiều người lao động thủ đô mưu sinh bằng nghề lái xích lô. Không chỉ chở người. xích lô còn chuyên chở được nhiều vật dụng cồng kềnh khác.


Quán bia chiều về là đông nghịt khách


Quán lòng, dồi phục vụ dân nhậu
Chiếc xe hơi này là giấc mơ của bất cứ ai sống ở những năm đầu thập niên 90.
Cảnh lãng mạn điển hình, anh đạp xe Phượng hoàng, em cầm ô Trung Quốc, góc phải có đầu 1 chiếc Honda Dream - "dream" thời bấy giờ
Những hàng hóa phổ biến của thời "hậu bao cấp" - phích nước TQ, phích đá Liên Xô, bếp điện Liên Xô, quạt "tai voi".

Ngắm Cần Thơ bình dị và êm đềm ở năm 1994

Những hình ảnh đẹp này đã cho thấy được không khí của xứ sở này cùng với khí chất của những người dân nơi đây.
Harry Gruyaert sinh năm 1941 tại Antwerp, Bỉ. Ông theo học Điện ảnh và Nhiếp ảnh từ năm 1959 đến 1962. Ông làm nhiếp ảnh gia tự do tại Paris và làm việc cho đài truyền hình từ năm 1963 đến 1967.
Sau đó, ông đi tới nhiều nơi khác nhau trên thế giới, từ châu Á, Trung Đông đến châu Mỹ, châu Âu và đã có nhiều cơ hội trải nghiệm dấn thân. Năm 1981, ông tham gia tạp chí ảnh Magnum.
Harry đã để lại rất nhiều bộ ảnh có giá trị nghệ thuật cao, những cuộc triển lãm ảnh và một số sách do chính tay ông viết.
Vào năm 1994, Harry Gruyaert đã có chuyến viếng thăm tới Việt Nam. Ông đã lưu lại tỉnhCần Thơ vì yêu thích không khí và khí chất của những người dân nơi đây. Dưới đây là những hình ảnh đẹp mà ông đã “thu hoạch” được từ chuyến đi năm đó.
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Một nữ phục vụ nhà hàng ở Cần Thơ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Ngắm đời qua tấm rèm xưa cũ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Chợ nổi Cái Răng vốn nhộn nhịp lâu đời
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Bóng người phụ nữ chèo đò năm xưa
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Một cụ bà 81 tuổi vẫn đến chùa lễ cúng cầu nguyện
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Gian nhà được làm bằng gỗ che chở một gia đình viên mãn đông con cháu
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Nữ thợ may bên chiếc bàn máy may của thập kỷ 90
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Thú vui đánh bida
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Đàn vịt nơi xóm chợ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Một ngôi nhà trên sông Hậu
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Làm đẹp năm xưa
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Những chiếc lồng chim phía trước bức tường cổ động cũ kỹ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Gánh thóc về sân phơi của nhà máy xay xát
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Gian chùa người Hoa ở Cần Thơ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Phà qua sông Hậu
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Món "chuối nướng mỡ hành" nổi tiếng xứ Cần Thơ
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Những đứa trẻ lớn lên từ sông Hậu
Ngắm Cần Thơ êm đềm vào năm 1994
Một cửa hiệu ở Cần Thơ

Hàng rong Sài Gòn hơn 100 năm trước

Gánh phở, xe kem, thùng tào phớ... trên vai, bộ bưu ảnh tái hiện nhiều ký ức thân quen ở Sài Gòn - Chợ Lớn đồng thời cho thấy cảnh sôi động của thành phố ngay từ đầu thế kỷ 20.
Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn, một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi Pháp chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hóa, thức ăn được lưu thông dựa vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố. Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như văn hóa của người Việt hồi đầu thế kỷ 20.
Phở là món ăn truyền thống của người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành phần đơn giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị. Đây là một gánh phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi phục vụ.
Bánh gạo, một loại bánh phổ biến cũng được bán rong trên các khu phố. Bánh được làm từ gạo trộn cùng một số loại ngũ cốc khác cho có mùi vị, cho thêm bột kết dính rồi ép dẹp, sau đó hấp chín.
Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh, nặng nề nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn bán.
Hình ảnh khá thú vị về một xe bán kem của người Hoa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Kem được làm mát bằng đá lạnh xếp xung quanh, sát thùng là một lớp xốp mỏng để giữ đá lâu tan. Người bán sẽ “thu hút” khách bằng một cái chuông nhỏ gắn sát tay lái bên phải.
Khu vực Chợ Lớn tập trung đông đúc Hoa kiều theo đường biển vào lập nghiệp ở Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi. Người Hoa là những người giỏi buôn bán, chịu khó nên các gánh hàng của họ thường đông khách. Hình ảnh chú "Khách" - một cách gọi người Hoa của người Việt bán với đôi quang gánh bán dạo các món ăn như mỳ, cháo, tào phớ... rất quen thuộc và tồn tại cho đến những năm 70 của thế kỷ 20.
Hình ảnh điển hình của gánh tào phớ xưa. Người bán thường gánh một thùng gỗ đựng tào phớ, một chạn gỗ đựng chén bát, muỗng, và những vật dụng khác. Người bán tào phớ có tiếng rao rất đặc biệt, chỉ có một chữ " phớ..." kéo dài.
Quán bán nước giải khát trên vỉa hè. Người bán hàng ngồi trên ghế cho thấy quán hàng kiểu này là cố định, khách hàng là khách qua đường, các bác phu xe kéo nghỉ chân uống chén trà xanh hay một loại nước trái cây nào đó như dừa, được trồng nhiều ở ngay tại vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Những thực khách ngồi xổm thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay trên đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận những năm 1970.
Nón lá, hình ảnh đặc trưng của người Việt, được làm từ lá cọ lợp trên nên khung tre nhỏ hình chóp nhọn dưới có quai đeo, nón rộng vành nên che kín mặt và rất mát. Nón của người Việt khác với nón người Trung Quốc hay đội với cái chóp nhọn đặc trưng.
Sài Gòn xưa cũng có những khu phố tập hợp các loại gánh hàng rong để người dân và khách thuận tiện ăn uống. Vào buổi sáng khu phố rất náo nhiệt thu hút cả người Tây sống ở thuộc địa.
Họp chợ trên đường phố là một thói quen cố hữu của người Việt. Buôn bán nhỏ, mang bán từng mớ rau, con cá nuôi được nên người Việt tiện đâu bán đấy. Những hình ảnh này cho thấy các bà các chị đang mua bán nông sản, thực phẩm rất sôi động trên phố phường Sài Gòn xưa.
Một người Việt với chiếc nón lá đặc trưng quẩy đôi quang gánh trên đường phố Sài Gòn. Trong đôi sọt đan bằng lá của người đàn ông này thường có nhiều loại nông sản do chính gia đình trồng được để mang đi bán.

Đăng nhận xét

 
Top