GuidePedia

0

10 cách để tăng năng suất hoạt động của Photoshop


Nếu bạn chưa bao giờ thay đổi những thông số tinh chỉnh mặc định trong phần mềm Photoshop hay bạn muốn thử nghiệm những cách để cải thiện năng suất làm việc của Photoshop. Thì bạn nên cân nhắc 10 cách hữu ích và thú vị mà mình sẽ đề cập đến sau đây để thực hiện điều đó và chúng ta sẽ làm quen với Menu Preferences


1. Tuỳ chỉnh số lượng các bước History
Trong quá trình làm việc với Photoshop, tất nhiên bạn sẽ gặp những bước thực hiện sai và bảng lệnh History sẽ giúp ích cho bạn khi chúng quay trở lại(Undo) những bước trước đó. Thế nhưng luôn có giới hạn về số lần History cho bạn thực hiện lại, nên nếu bạn muốn tinh chỉnh lại số lượng các bước trong History là điều có thể bằng cách vàoEdit > Preferences > Performance” và hãy nhìn vào bảng “History & Cache”.




Bạn tuỳ chỉnh “History State” ở mức mà bạn muốn, tối đa là 1000 bước. Nhưng nếu chỉnh càng nhiều bước thì tất nhiên Photoshop của bạn sẽ càng ngốn RAM để lưu trữ các bước thế nên hãy chỉnh 1 số nhỏ thôi như là “10-15” chẳng hạn.

2. Mức độ của bộ nhớ “Cache Levels” bạn cần biết.Thế “Cache Levels” là gì. Nó điều khiển các biểu đồ và thời gian cần cho một hình ảnh xuất hiện trở lại trên màn hình sau khi một hành động được áp dụng cho nó. Ví dụ rõ nhất là khi bạn làm việc với 1 file ảnh có dung lượng khá lớn phân giải cao, bạn bắt đầu filter màu cho từng pixel trên ảnh thì sẽ xuất hiện 1 thanh chạy load trước khi ra kết quả, đó chính là “Cache Levels”.




Theo mặc định, số lượng các cấp có thể được tăng lên đến tối đa là 8, là tăng tốc độ dựng hình. Nó là đặc biệt hiệu quả khi bạn đang làm việc với các hình ảnh có độ phân giải cao. Nếu máy bạn có lượng RAM ít nhất dành cho PS hoạt động là 2GB (máy có RAM 4GB trở lên) và làm việc với độ phân giải cao thì bạn có thể muốn nâng cao mức “Cache Levels” lên 8 để tăng tốc độ dựng hình sau mỗi thao tác ảnh hưởng đến hình.

Nhưng nếu máy bạn có lượng RAM ít (máy có RAM 2GB) và bạn thường làm việc với những hình ảnh nhỏ cỡ (1-4MB), bạn có thể hạ thấp giá trị “Cache Levels” xuống 1 hoặc 2 như vậy lượng RAM bị ngốn sẽ ít đi và phù hợp với công việc của bạn.

3. Luôn để mắt tới thông số bộ nhớ bạn đang sử dụng.Photoshop thực sự luôn ngốn RAM của máy tính bạn từng chút từng chút một, nhưng nó cũng cho phép bạn giới hạn các nguồn tài nguyên bộ nhớ RAM của máy tính mà Photoshop sẽ sử dụng, và nó thậm chí còn đưa cho bạn các đề xuất trong phạm vi giá trị RAM có thể sử dụng tốt. Nếu bạn muốn chỉnh thiết lập này thì vào"Edit> Preferences> Performance" menu xuất hiện bên trái.




Nếu bạn đang sử dụng chủ yếu chỉ Photoshop, hoặc nếu bạn có một số lượng bộ nhớ thấp, bạn có thể sẽ muốn cho nó 75-80% của bộ nhớ RAM có sẵn. Nhưng, mặt khác, bạn có nhiều chương trình sử dụng đồng thời khác như trình duyệt, word, offce, mail, Twitter, vv …bạn nên để hạn chế lượng RAM mà Photoshop sử dụng khoảng 50%.





Xem chỉ số hoạt động trong khi bạn sử dụng Photoshop. Nó sẽ cho bạn biết khi nào Photoshop đã sử dụng tất cả các RAM có sẵn và bắt đầu bằng cách sử dụng Scratch Disk, để rồi làm chậm hiệu suất. Nhấp vào trình đơn pop-up ở phía dưới của cửa sổ hình ảnh và chọn hiệu quả. (Bạn cũng có thể xem tình trạng hiệu quả trong bảng điều khiển Info Xem Làm việc với bảng điều khiển Thông tin Trợ giúp Photoshop CS5.) Nếu giá trị % dưới 100%, Photoshop đang sử dụng Scratch Disk do đó hoạt động chậm hơn. Nếu giá trị là ít hơn 90% đến 95%, thì hãy phân bổ nhiều RAM hơn cho Photoshop trong tùy chọn Performance (xem sử dụng bộ nhớ) hoặc bổ sung thêm RAM cho hệ thống của bạn.

4. Sử dụng Scratch Disk



Photoshop cũng sử dụng một lượng không gian dữ liệu ở ổ đĩa cứng của bạn như là "Scrath Disk", có thể hiểu nó như là một nguồn tài nguyên bộ nhớ hoạt động thứ 2. Photoshop giả định rằng chính ổ cứng của bạn là đầu đĩa của nó, nhưng bạn có thể thiết lập nó khác nhau với một ổ đĩa cứng thứ cấp nội bộ hay bên ngoài.
Nếu bạn đang xử lý một hình ảnh dung lượng lớn, đó là khuyến cáo rằng bạn có một đĩa đầu chuyên dụng là khác nhau từ một trong có chứa các tập tin hình ảnh. Sử dụng đĩa đầu khác nhau là tốt, đặc biệt là để tránh giết chết ổ đĩa khởi động chính của bạn khi bạn chỉ có một vài gigabyte còn lại.

5. Tắt chế độ coi Font chữ demo trong Photoshop
Những người sử dụng Photoshop hay đặc biệt là những nhà thiết kế(designer) thường có một lượng lớn Font chữ đã được cài đặt và sử dụng lâu ngày, nhưng khi chế độ coi demo Font chữ được khởi động cùng việc có quá nhiều Font chữ sẽ khiến phần mềm PS làm việc chậm chạp.



Vậy nên việc tắt chế độ coi Font chữ demo trong Photoshop là 1 cách đơn giản để cải thiện năng suất làm việc. Để làm việc này các bạn thật hiện như sau : vào tab menu “Edit>Preferences>Type” và bỏ chọn “Font Preview Size”.



Ý kiến người viết : mình thường dùng X-Fonter để coi và quản lý Font cũng như demo những kiểu chữ phù hợp trên đó trước nên việc tắt chế độ này không ảnh hưởng gì đến mình. Nhưng sẽ không nhiều người thích việc này cho lắm vì nó rườm rà và mất công.

6. Cách sử dụng Thumbnails

Việc hiện những Thumbnails thể hiện hình ảnh tương ứng ở tab Layer, Channel và Path đều khiến PS ngốn 1 lượng RAM nhất định để cập nhật những tác động trong lúc bạn làm việc trên những Layer đấy thì Thumbnails sẽ hiển thị lên qua tấm hình nhỏ kế bên. Bộ nhớ của Photoshop sẽ tiếp tục tăng lên tỉ lệ thuận với những layer cùng Thumbnails được bạn tạo ra trong lúc làm việc.







Bạn có thể sử dụng Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hoặc bỏ luôn thumbnails hiển thị để tăng tốc độ hiệu suất Photoshop. Để làm điều này, bạn ẽ vào Palette, chọn “Panel Options” trong Palette menu và chọn kích thước thumbnail nhỏ nhất hoặc không.
7. Cách sử dụng Purge
Bất cứ khi nào bạn sao chép hoặc cắt một cái gì đó trong Photoshop, nó đi vào bộ nhớ tạm của Photoshop. Khi các dữ liệu đầu vào tăng trong bộ nhớ tạm (clipboard), thì RAM giảm, do đó làm cho Photoshop chậm. Bạn có thể đã nhận thấy rằng khi bạn làm việc trên Photoshop trong nhiều giờ, nó bắt đầu nhận được chậm hơn và chậm hơn với mỗi giờ. Bây giờ bạn biết lý do.




Nếu bạn không cần các dữ liệu trong clipboard của bạn, bạn nên xóa nó để có được một tăng hiệu suất ngay lập tức. Vào menu tab: Edit> Purge và xóa dữ liệu không cần thiết trong clipboard. Cũng như các dữ liệu ở History.
8. Sử dụng số lượng Layer một cách thông minh
Photoshop nổi tiếng bởi chế độ làm việc trên Layer, nhưng hẳn bạn phải biết rằng mỗi một Layer được tạo ra đều mang 1 dung lượng gần như tương đương Layer gốc để có thể tác động lên từng pixel của layer gốc nên việc bạn tạo ra quá nhiều Layer dư thừa sẽ làm cho dung lượng file .psd bạn đang làm việc tăng lên 1 cách dữ dội đến 1 lúc bạn thấy PS sao trở nên chậm chạp quá.
~> Thế nên hãy Merge những Layer không cần thiết phải để lại hoặc tạo 1 lượng Layer vừa đủ để sử dụng thôi.

Một điều lưu ý kèm rằng, bạn không nên mở quá nhiều document tức là mở nhiều ảnh mới hoặc tạo document mới. Vì tất nhiên nó sẽ tăng dung lượng ngốn RAM đấy.

9. Đừng giữ quá nhiều dữ liệu như Font, Brush, Pattern, Pluggin,… trong Photoshop.
Có 1 điều chắc chắn rằng, với những bạn đã sử dụng Photoshop 1 thời gian dài thì hẳn trong máy tính bạn đã và đang chứa rất nhiều những dữ liệu như Font, Brush, Pattern được cài vào Photoshop bên cạnh các kiểu mặc định. Nhưng nếu bạn là newbie thì hẳn bạn sẽ thấy 1 ngày nọ sao Photoshop của mình lại trở nên ì ạch lạ thường (nếu máy bạn yếu) chính vì Photoshop phải load luôn cả những dữ liệu mình vừa kể trên khiến nó luôn hoạt động 1 cách ì ạch.
Những nhà thiết kế hàng đầu luôn sử dụng 1 lượng Font, Brush, Pattern, Pluggin,.. ít thôi đủ để xác định phong cách thiết kế của họ và mang lại hiệu quả công việc cao.



Vậy thì bạn nên làm gì ? Hãy ấn “Reset…” để quy lại các mẫu mặc định và xác định như loại bạn thường xuyên sử dụng là tốt rồi. Nếu khi nào cần thì Load Brush rồi Reset Brush cũng được.

10. Lượng hình ảnh hoặc .PSD mà bạn đã làm việc trước đó.



Khi bạn đã làm việc với rất nhiều những hình ảnh hay .psd trước đó, hiển nhiên PS mặc định sẽ lưu lại cho bạn ít nhất 10 chỗ để chứa những file được xử lý gần nhất so với thời điểm hiện tại của bạn, để bạn tiện lấy ra và tiếp tục công việc. Vì vậy, những chỗ để chứa những file này cũng đều ngốn RAM của bạn một lượng không ít. Nên nếu bạn muốn thay đổi xuống ít hoặc tăng thêm (nếu máy mạnh) thì bạn vào : “”. Và chọn con số bạn muốn trong ô “Recent File List Contains”.



Tham khảo cuongbenki/Vietdesigner

Đăng nhận xét

 
Top